Xử Lý Cáu Cặn Lò Hơi Hiệu Quả

Hầu hết cáu cặn trong nồi hơi hầu như bắt nguồn từ độ cứng của nước. Độ cứng này sẽ phản ứng trong môi trường nhiệt và tạo ra cáu cặn bám vào thành nồi hơi. Và đây là là một trong những nguyên nhân nước cứng không được sử dụng trong lò hơi, nồi hơi. Còn muốn sử dụng, người ta phải làm mềm nước cứng trước khi đun sôi để lấy hơi.

Quy trình các bước xử lý cáu cặn lò hơi hiệu quả

Quy trình tẩy rửa lò hơi mới

  • Bước 1: Mở mặt bích ở vị trí châm hóa chất bảo trì, và cô lập các đường ống góp.
  • Bước 2: Bơm nước mềm vào đầy lò hơi đến vị trí làm việc.
  • Bước 3: Châm hóa chất vào lò hơi lần thứ nhất. Liều lượng hóa chất sử dụng phụ thuộc vào thể tích lò hơi.
  • Bước 4: Sau khi châm hóa chất đóng các mặt bích, có thể đun nóng lò hơi đến áp suất bằng nữa áp suất làm việc. Tiếp tục tăng giảm áp suất trong 24 giờ. Sau 3 giờ xả đáy một lần, mỗi lần 2 -5 giây.
  • Bước 5: Xả toàn bộ nước và hóa chất ra ngoài lò hơi sau 24 giờ tuần hoàn.
  • Bước 6: Sau khi tẩy lò, bơm nước mềm vào đầy lò hơi và châm hóa chất bảo trì LTV BA trực tiếp vào lò hơi. Liều lượng hóa chất phụ thuộc vào thể tích của lò hơi.
  • Bước 7: Có thể đốt lò hơi và đem vào sử dụng ngay sau khi châm hóa chất bảo trì. Hoặc bảo quản ướt cho đến khi đưa vào sử dụng.

Xem thêm quy trình thực hiện: Tại đây

Quy trình tẩy rửa lò hơi cũ

  • Bước 1: Xả bỏ nước cũ, châm nước sạch vào lò hơi để làm nguội lò.
  • Bước 2: Lắp hệ thống châm và tuần hoàn hóa chất tẩy rửa cáu cặn lò hơi.
  • Bước 3: Châm hóa chất ức chế vào lò hơi, tuần hoàn và ngâm qua đêm
  • Bước 4: Châm hóa chất tẩy vào lò hơi. Chạy tuần hoàn, kiểm tra nồng độ hóa chất tẩy rửa đến khi đạt mức ổn định. Sau đó xả bỏ, châm nước sạch vào lò hơi
  • Bước 5: Châm hóa chất trung hòa vào lò hơi, tuần hoàn và ngâm qua đêm.
  • Bước 6: Xả bỏ toàn bộ hóa chất trong lò hơi ra ngoài, bơm nước sạch vào lò hơi súc rửa liên tục để tống cáu cặn đã bị làm mềm ra ngoài. Rửa lò hơi đến khi pH nước xả ra tương đương pH nước cấp vào thì dừng.
  • Bước 7: Vệ sinh khu vực, lắp lại mặt bích và chạy thử lò hơi. Kết thúc quá trình tẩy rửa cáu cặn lò hơi. Thời gian cần để thực hiện tất cả các bước trên là 03 ngày.

Chúng tôi sử dụng 03 loại hóa chất với 03 tính năng nhằm đảm bảo hiệu quả loại bỏ cáu cặn lò hơi và vẫn đảm bảo an toàn cho lò hơi. Một số công ty sản xuất khó sắp xếp được thời gian dừng lò hơi lâu, chúng tôi có thể rút ngắn thời gian còn 02 ngày (36 – 48 giờ) Không thể thực hiện tẩy lò hơi với thời gian ngắn hơn, vì sẽ không đảm bảo được hiệu quả loại cáu cặn và làm không đúng theo quy trình kiểm soát sẽ gây ăn mòn lò hơi của Khách hàng.

Xem thêm quy trình thực hiện: Tại đây

Quy trình xử lý tẩy rửa cáu cặn hiệu quả quy trình tẩy rửa cáu cặn

Thực hiện xử lý tẩy rửa cáu cặn lò hơi hiệu quả, đúng quy trình như sau:

  • Cách li các van tự động, các thiết bị đo (đồng hồ áp, đầu dò,…). Tháo mặt bích cần thiết.
  • Lắp đặt hệ thống châm hóa chất tẩy. Bơm nước sạch vào thiết bị, chạy tuần hoàn để kiểm tra độ rò rỉ của hệ thống tuần hoàn hóa chất.
  • Châm hóa chất ức chế ăn mòn LTV CL2482 vào hệ thống, tuần hoàn 1 – 2 giờ.
  • Châm hóa chất tẩy LTV CL32 vào hệ thống, tuần hoàn 4-5 giờ tùy thuộc vào việc kiểm tra nồng độ hóa chất tẩy (cứ 30 phút/lần). Bổ sung thêm hóa chất LTV CL32 (nếu cần) để duy trì nồng độ hóa chất tẩy LTV CL32 từ 2-5%.
  • Tiếp tục chạy tuần hoàn hóa chất tẩy cho đến khi nồng độ hóa chất tẩy không thay đổi. Đây là giai đoạn quan trọng để xác định hóa chất đủ thời gian phản ứng với cáu cặn nhưng không gây ăn mòn thiết bị, quyết định cho việc dễ dàng vệ sinh cáu cặn trong giai đoạn tiếp theo.
  • Thu hồi hóa chất tẩy từ hệ thống vào các bồn chứa để chờ xử lý.
  • Châm nước sạch vào trong hệ thống và cho chạy tuần hoàn để xúc rửa 1 phần hóa chất tẩy còn lại ra ngoài hệ thống. Việc súc rửa hệ thống được thực hiện nhiều lần cho đến khi kiểm tra pH, TDS nước cấp và pH, TDS nước xả bỏ trong hệ thống tương đương nhau (dao động không quá 0.5).
  • Châm hóa chất trung hoà LTV CN50 và chạy tuần hoàn trong khoảng 2 – 3 giờ. Có thể ngâm hóa chất trung hòa qua đêm.
  • Xả bỏ hóa chất trung hòa LTV CN50 ra ngoài và xúc rửa bằng nước sạch.
  • Sử dụng máy phun nước áp lực để vệ sinh cơ học và đưa cáu cặn trong hệ thống ra ngoài.
  • Việc súc rửa hệ thống được thực hiện nhiều lần cho đến khi kiểm tra pH, TDS nước cấp và pH, TDS nước trong hệ thống tương đương nhau (dao động không quá 0.5).
  • Kiểm tra, đánh giá mức độ cặn đã được loại bỏ sau khi tẩy rửa.
  • Kết nối hệ thống, trả lại hiện trạng ban đầu.
  • Châm nước mới vào và kiểm tra tổng thể trước khi cho hệ thống hoạt động trở lại.
  • Nghiệm thu hệ thống.

Trên đây là quy trình thực hiện cho việc tẩy cáu cặn (không gồm dạng silicate), việc thực hiện còn tùy thuộc vào tình trạng của hệ thống tại khách hàng

Một số nguyên nhân gây ra cáu cặn và biện pháp xử lý cáu cặn lò hơi hiệu quả

Nguyên nhân gây ra cáu cặn

Nguyên nhân đầu tiên gây ra cáu cặn bám vào thành lò hơi đó chính là việc vệ sinh lò hơi kém, không xử lý cáu cặn thường xuyên dẫn đến tình trạng cáu cặn kết dính vào thành lò hơi.

Hầu hết cáu cặn trong nồi hơi hầu như bắt nguồn từ độ cứng của nước. Độ cứng này sẽ phản ứng trong môi trường nhiệt và tạo ra cáu cặn bám vào thành nồi hơi. Và đây là là một trong những nguyên nhân nước cứng không được sử dụng trong lò hơi, nồi hơi. Còn muốn sử dụng, người ta phải làm mềm nước cứng trước khi đun sôi để lấy hơi.

Ngoài ra, cáu cặn nồi hơi được gây ra là bởi các tạp chất được kết tủa trực tiếp trong nước và bám vào thành lò hơi hoặc do các chất lơ lửng trong nước lắng vào bám vào thành, bề mặt lò hơi. Sự bay hơi trong nồi hơi sẽ làm cho cáu cặn kết dính và cô đặc hơn.

Các chất lắng đọng đi vào lò từ nước cấp lò (là hỗn hợp của nước nguồn và nước ngưng tụ) và b%LS